Ngoài những vấn nạn luôn được lên tiếng cảnh báo và nhắc nhở ý thức của công dân về việc tự bảo vệ mình trước tình trạng bạo lực gia đình, bạo lực học đường, thì bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội từ lâu cũng đã trở thành một vấn đề nhức nhối.
Việc sử dụng ngôn từ thiếu văn hóa trên mạng xã hội của một bộ phận lớn người dùng hiện nay là một hành động đáng báo động vì việc sử dụng mạng xã hội hiện và đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống thường ngày của mọi người.
Đằng sau bàn phím là hành động bạo lực thể hiện gây gắt trên mạng xã hội
Trong xã hội hiện nay, cùng với sự phát triển không ngừng của kinh tế và công nghệ thông tin thì mạng xã hội đã trở thành thứ yếu trong cuộc sống. Chính vì sự tiện lợi cũng như phổ biến của nó mà mọi người đã “tự do ngôn luận” một cách quá đà, không sử dụng mạng xã hội sao cho thật văn mạnh, “sạch sẽ” nên đã làm cho mạng xã hội bị vấy bẩn bởi những ngôn từ, phát ngôn, bình luận thiếu văn hóa. Việc bạo lực ngôn từ xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên các ứng dụng mạng xã hội Facebook, TikTok, Instagram, Zalo… và hậu quả nguy hại không kém gì bạo lực ở thế giới thật. Ở đó, những người trẻ - người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất thường là tâm điểm của những tranh cãi này.
Nhiều người sẵn sàng mang một vấn đề, một cá nhân lên mạng xã hội để dèm pha, để bình phán một cách hết sức tự nhiên khiến cho các đối tượng chịu áp lực về mạng xã hội rất lớn. Cách mạng 4.0 mang đến những đám mây công nghệ nhưng cũng đem đến những “đám đông ảo” trên mạng xã hội. Đó là những người được tập họp rất nhanh rồi tan biến cũng rất nhanh.
Tâm lý a dua, tâm lý đám đông trên không gian mạng đã khiến một vài bình luận trở thành tâm bão bạo lực ngôn từ. Nhiều bình luận ác ý, hạ nhục khiến nhiều người bị tổn thương hoặc rơi vào trầm cảm kéo dài. Không ít nạn nhân trong đó đã tìm đến cái chết. Những người thóa mạ, phán xét ác ý người khác không biết rằng có một ngày, chính họ hay người thân của họ cũng có thể trở thành nạn nhân.
Xem thêm: BẠO LỰC NGÔN TỪ TRÊN MẠNG XÃ HỘI LÀ MỘT LƯỠI DAO “VÔ HÌNH"
Hãy là người sử dụng mạng xã hội thông minh
Lợi ích mà mạng xã hội mang lại đó là giúp chúng ta nắm bắt thông tin nhanh nhạy hơn, kết nối được mọi người và cộng đồng. Mạng xã hội phát triển mở ra một hướng đi mới, mang ý nghĩa tích cực cho những ai biết tận dụng và kiểm soát nó. Nếu sử dụng đúng mục đích, mạng xã hội sẽ trở thành một kênh giải trí hiệu quả giúp chúng ta thư giãn sau một ngày làm việc căng thẳng.
Lợi ích là thế, song không thể phủ nhận rằng mạng xã hội cũng có những mặt trái của nó. Như “Một chất gây nghiện”, mạng xã hội khiến người dùng có thể chìm đắm trong “cuộc sống ảo”, mà quên đi “đời sống thực”. Nhiều người lãng phí thời gian mà sao nhãng công việc, hạn chế giao lưu trực tiếp với mọi người xung quanh. Kéo theo đó là những hệ lụy như: công việc trì trệ, sức khỏe và trí tuệ giảm sút, thậm chí gia đình tan vỡ. Trên thực tế, đã có không ít trường hợp đã phải nhập viện điều trị bệnh trầm cảm do “nghiện mạng xã hội”.
Trước khi bạn đăng bài, hãy tự hỏi bản thân: Nó có đúng không? Nó có quan trọng không? Nó có tốt không? Giá trị gì mà những người khác sẽ nhận được từ những bài đăng trên mạng xã hội của bạn? Hãy đăng những điều tốt đẹp lên đó và những điều tốt đẹp sẽ quay lại với bạn.
Vì thế, việc biết cách tự cân bằng và tự điều chỉnh cũng như có những giải pháp sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, thông minh và hợp lý không chỉ mang lại những lợi ích thiết thực cho cá nhân và cộng đồng mà còn tự bảo vệ chính mình trước những thông tin nhiễu loạn và tiêu cực, để sống đẹp sống khoẻ và sống hiện đại hơn.
Sưu tầm