Selen là gì? Có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Selen là một khoáng chất vi lượng đóng vai trò thiết yếu có thể ngăn chặn tình trạng rối loạn chuyển hóa, góp phần hỗ trợ xây dựng một cơ thể khỏe mạnh. Vậy cụ thể selen là gì? chất selen có tác dụng gì và selen có ở đâu?
Selen là gì?
Selen là một nguyên tố hiếm, có trong cơ thể với hàm lượng rất ít nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể tự sản sinh ra Selen mà phải bổ sung khoáng chất vi lượng này từ nguồn thực phẩm.
Selen (tên gọi đầy đủ là Selenium) là một khoáng chất cần thiết, mặc dù chỉ chiếm một lượng nhỏ trong cơ thể nhưng chất này lại có khả năng giúp cải thiện sức khỏe đáng kể. Đồng thời còn giúp phòng chống lại bệnh tật rất hiệu quả.
Selen gồm cấu trúc hơn 20 loại selenprotein, giúp tổng hợp ADN, chuyển hóa hormone tuyến giáp. Đây còn là một vi chất dinh dưỡng vô cùng cần thiết cho cơ thể. Nếu cơ thể bị thiếu hụt selen sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như bệnh tiểu đường, đột quỵ, xơ vữa động mạch, suy tim, xơ gan… thậm chí là kể cả ung thư.
Selen có trong thực phẩm nào?
Tuy hàm lượng selen trong thực phẩm có thể thay đổi theo điều kiện trồng trọt và môi trường sống của chúng, nhưng nhìn chung nhóm thực phẩm hải sản, các loại hạt và nấm thường chứa nhiều selen nhất.
Chính vì vậy, bạn có thể bổ sung loại khoáng chất này bằng cách thường xuyên thêm các nhóm thực phẩm dưới đây vào thực đơn hàng ngày:
- Nội tạng động vật (như thận và gan), trứng, ức gà…
- Nấm hương, rau mầm, măng tây, tỏi…
- Quả hạch, hạt hướng dương…
- Cá ngừ vây vàng, cá mòi, hàu, tôm hùm, cua…
Ngoài ra, bạn còn có thể bổ sung selen thông qua các loại thực phẩm chức năng với liều lượng phù hợp cho mỗi đối tượng sử dụng, đặc biệt là đối với là trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi.
>>>Xem thêm: Top các thực phẩm chứa kẽm bạn không nên bỏ qua
Selen có tác dụng gì đối với sức khỏe?
Selen là một trong những khoáng chất vi lượng thiết yếu, có thể ngăn chặn những rối loạn chuyển hóa, làm chậm quá trình lão hóa và phòng chống một số bệnh mãn tính. Từ những năm 70 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu và phát hiện ra rất nhiều bệnh liên quan tới thiếu hụt hàm lượng Selen trong cơ thể như: tim mạch, ung thư, bệnh gan và đái tháo đường. Cùng tham khảo một số tác dụng khá bất ngờ của Selen!
-
Selen có đặc tính chống oxy hóa
Selen hoạt động như một chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp chống lại stress oxy hóa và bảo vệ các tế bào được khỏe mạnh. Từ đó giúp tránh được những tác động của các gốc tự do và kiểm soát được số lượng các gốc tự do trong cơ thể.
Các gốc tự do được sinh ra từ quá trình trao đổi chất, gồm cả việc khi bạn cảm thấy căng thẳng và sử dụng những sản phẩm không tốt cho sức khỏe như rượu và thuốc lá.
-
Selen ngăn ngừa ung thư
Selen giúp giảm bớt nguy cơ mắc phải một số bệnh ung thư, nhờ khả năng chống lại stress oxy hóa, giảm tổn thương DNA, tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư (như ở ruột kết, vú, tuyến tiền liệt,…).
Không những thế, người ta còn phát hiện việc bổ sung selen có thể cải thiện được chất lượng cuộc sống của những người đang xạ trị ung thư tử cung và cổ tử cung.
-
Selen giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Thiếu hụt Selen khi phối hợp với nhiễm virus có thể gây suy tim như trong trường hợp bệnh Keshan. Nồng độ Selen trong máu dưới 55 µg/L làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Thiếu hụt Selen cũng làm nặng thêm bệnh cảnh của xơ vữa mạch, suy tim, đột quỵ.
Chế độ ăn giàu chất selen còn hỗ trợ bạn có được sức khỏe tim mạch tốt, nhờ kiểm soát được tình trạng stress oxy hóa diễn ra trong cơ thể.
Chẳng hạn, theo kết quả từ 25 cuộc nghiên cứu cho thấy: hàm lượng selen trong máu tăng 50% có liên quan đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch đến 24%.
Ngoài ra, người ta phát hiện selen còn góp phần làm giảm các dấu hiệu viêm, như giảm nồng độ của protein phản ứng C (CRP) – đây vốn là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim.
Hơn nữa, selen còn có khả năng làm tăng một loại chất chống oxy hóa mạnh tên là glutathione peroxidase, có thể vừa giảm viêm vừa giảm stress oxy hóa, từ đó phòng ngừa được chứng xơ vữa động mạch.
-
Selen hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Selen có tác dụng làm tăng cường hệ thống miễn dịch. Selen cùng với một số nguyên tố khác như kẽm có tác dụng làm tăng bạch cầu hỗ trợ cho cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus.
Selen còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là đối với những người bị cúm, lao, viêm gan C và người bị HIV. Hay nói một cách khác, sự thiếu hụt selen có thể sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng của tế bào hệ miễn dịch. Từ đó sẽ làm chậm tốc độ phản ứng của hệ miễn dịch và khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn, thậm chí còn làm tăng nguy cơ tử vong.
-
Selen giảm chứng hen suyễn
Việc bổ sung selen còn có lợi cho những người mắc bệnh hen suyễn nhờ đặc tính giảm viêm. Hen suyễn là một căn bệnh mãn tính liên quan đến hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng tức ngực, ho, khó thở và khò khè.
Chính vì vậy, việc bổ sung selen là điều cần thiết để giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị hen suyễn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị hen suyễn khi dùng 200mcg selen/ngày giảm được các triệu chứng của bệnh mà không cần phải dùng thuốc corticosteroid.
-
Selen hỗ trợ tuyến giáp
Nhờ vào khả năng chống lại stress oxy hóa và kiểm soát được sản xuất hormone tuyến giáp, selen sẽ giúp cơ thể tránh được những bệnh lý liên quan đến tuyến giáp như bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto.
Một nghiên cứu cho thấy: nồng độ selen trong huyết thanh thấp thường có liên quan đến tỷ lệ mắc phải bệnh viêm tuyến giáp và suy tuyến giáp cao hơn, khi thực hiện cuộc khảo sát trên 6.000 người.
Kết quả nghiên cứu bổ sung còn chứng minh thêm: thói quen bổ sung selen mỗi ngày trong suốt 3 tháng sẽ cải thiện được tâm trạng của những người mắc bệnh Hashimoto.
-
Selen giúp ngăn ngừa suy giảm tinh thần
Số lượng người mắc bệnh Alzheimer ngày càng đông, đây là bệnh lý liên quan đến việc mất trí nhớ cũng như gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình nhận thức và điều khiển hành vi.
Alzheimer là một bệnh lý liên quan đến việc mất trí nhớ, khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình nhận thức và điều khiển hành vi. Một chế độ ăn giàu selen có thể góp phần khắc phục được những bệnh về suy giảm chức năng hệ thần kinh như bệnh đa xơ cứng, bệnh Parkinson và kể cả bệnh Alzheimer.
Với chia sẻ phía trên, hy vọng bạn đã hiểu hơn về chất selenium là gì, selen có tác dụng gì với sức khỏe con người để cân nhắc và điều chỉnh việc bổ sung khoáng chất này sao cho hợp lý nhé!
>>>Xem thêm: Vitamin B12 là gì? Công dụng của Vitamin B12
- CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN DỪA SÁP CẦU KÈ
- Địa chỉ: 253/5, Ấp 2, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
- Hotline: 0917 837 577 - 0916 539 439
- Mail: cokcauke@gmail.com
- Website: https://vicosap.vn/
- Xem thêm các sản phẩm chế biến từ dừa sáp tại https://duasapvicosap.com/