Kim chi là món ăn rất tiêu biểu trong ẩm thực Hàn Quốc. Người Hàn Quốc làm kim chi rất thường xuyên. Món ăn này được các gia đình ở đây sử dụng hàng ngày. Ngoài là món ăn kèm, người Hàn Quốc làm kim chi còn để cho vào các món ăn khác trong bữa cơm.
Không chỉ ở Hàn Quốc, hiện nay người Việt cũng rất thường xuyên sử dụng món này. Tuy nhiên, cách làm kim chi Việt Nam thường giảm độ cay hơn. Thêm một khác biệt nữa trong cách làm kim chi Việt Nam so với người Hàn Quốc làm kim chi đó là độ chín của món ăn. Kimchi ở Việt Nam thường chua nhanh hơn do nhiệt độ nóng. Vì thế, nhiều người Việt phải tìm cách làm kim chi không bị chua quá nhanh. Một khi kim chi bị chua quá thì rất khó để chữa lại. Hơn nữa, thời gian sử dụng cũng rút ngắn lại. Vì thế, thực hiện những biện pháp phòng tránh là cách tốt nhất.
Cách làm kim chi không bị chua tốt nhất
Để gia tăng thời gian sử dụng, tránh cho món kim chi của bạn bị chua quá mức, bạn nên thực hiện các biện pháp sau:
Để ý nhiệt độ để tránh kim chi bị chua quá
Giống như các món ăn lên men khác, kim chi rất nhạy cảm với không khí và nhiệt độ. Quá trình lên men sẽ nhanh hơn nếu nhiệt độ tăng cao. Bình thường, kim chi từ 3 – 4 ngày là có thể ăn được. Tuy nhiên, nó có thể nhanh hoặc lâu hơn tùy thuộc vào nhiệt độ bên ngoài.
Với nhiệt độ mùa hè ở Việt Nam thì 2 – 2,5 ngày là có thể ăn được. Để lâu quá kim chi sẽ quá chua. Vì thế, cách làm kim chi không bị chua tốt nhất là bạn phải để ý kĩ nhiệt độ ngoài trời đang cao hay thấp. Xác định được độ chín của món kim chi để có thể sử dụng, tránh để lâu, kim chi bị chua quá.
Ngăn độ chua cách bảo quản kim chi bỏ vào tủ lạnh
Nếu kim chi đã đạt đến độ chín mà không kịp sử dụng hết thì độ chua sẽ càng tăng. Nhiệt độ càng thấp thì kim chi sẽ càng giữ được lâu, việc lên men cũng chậm hơn, kim chi sẽ bớt chua lại.
Khi người Hàn Quốc làm kim chi, cách làm kim chi không bị chua đó là chôn hũ kim chi dưới đất. Mùa lạnh, người Hàn thường chôn hũ muối kim chi ở dưới đất để bảo quản, họ sẽ ăn dần kim chi đó vào mùa nóng,
Tuy nhiên, ở Việt Nam thì bạn có thể ngăn độ chua bằng cách cho kim chi bỏ vào tủ lạnh. Khi kim chi đã đến độ ăn ngon, nếu không ăn kịp thì bỏ vào tủ lạnh sẽ làm chậm lại việc kim chi chua thêm.
Một số cách làm kim chi không bị chua khác
Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo hữu hiệu sau:
Thay đổi công thức muối kim chi: nguyên liệu muối kim chi không nên cắt nhỏ
Cách làm kim chi Việt Nam đôi khi khác người Hàn Quốc làm kim chi ở việc nhiều người thường cắt nhỏ nguyên liệu ra rồi muối. Việc này ảnh hưởng lớn từ việc muối cải chua. Các lá ra thường được người Việt cắt khúc cho vừa ăn. Việc này cũng làm cho việc lên men nhanh hơn.
Vì thế, cách làm kim chi không bị chua quá nhanh, điển hình như kim chi cải thảo thì bạn nên để nguyên cây để muối. Mai này ăn đến đâu thì bạn bắt đầu cắt đến đó. Việc thay đổi công thức muối kim chi bằng cách không cắt nhỏ nguyên liệu muối kim chi sẽ giúp món này giảm thiểu được kẽ hở. Từ đó, không khí sẽ không tiếp xúc nhiều với kimchi, kim chi sẽ không bị chua quá nhanh.
Cách làm kim chi không bị chua bằng hộp đựng
Thay vì cho tất cả kim chi bạn làm vào một hộp đững lớn thì bạn nên chia kim chi cho vào những hộp nhỏ. Việc này sẽ hạn chế được việc hạn mở đi mở lại để lấy kim chi, không khi từ đó sẽ vào nhiều. Kim chi sẽ nhanh bị chua hơn.
Một cách nữa đó là nên dùng hộp đựng bằng thủy tinh. So với hộp nhựa hay túi ni lông thì hộp thủy tinh vừa an toàn, vừa lạnh lâu hơn, làm giảm quá trình làm chua lại.
Một số vấn đề khác liên quan đến món kimchi (kim chi)
Liên quan đến món kimchi này, ngoài thắc mắc cách làm kim chi không bị chua thì con rất nhiều câu hỏi khác được gửi đến. Một trong số đó chính là:
Cách làm kim chi cải thảo không cần bột nếp
Như các bạn đã biết, bột nếp là một chất làm đặc trong rất nhiều loại nước sốt. Đối với món kim chi cải thảo nói riêng cũng như các món kim chi khác thì bột gạo nếp để làm sốt kim chi dính tốt hơn. Nó không phải nguyên liệu thiết yếu, vậy nên bạn hoàn toàn có thể không cần dùng đến nó. Nếu không chuẩn bị được hoặc không thích nó thì bạn vẫn có thể làm món kim chi được như bình thường mà không có ảnh hưởng gì quá lớn.
Cách chữa kim chi quá cay
Câu hỏi về cách chữa kim chi quá cay cũng nhiều không kém gì việc mọi người hỏi về cách làm kim chi không bị chua. Đối với việc này, nếu mới muối mà quá tay cho nhiều ớt thì bạn có thể thêm rau củ để giảm vị cay đi. Tuy nhiên, nếu sau khi muối xong, ăn thử mới biết kim chi quá cay thì bạn nên điều chỉnh bằng cách thêm gia vị khác. Bạn nên cho thêm đường vào giảm vị cay của kim chi. Hoặc cũng có thể là thay vì ăn nguyên thì bạn nên chế biến thành những món khác. Tuy nhiên, đây chỉ là cách chữa cháy. Bạn nên cho lượng ớt vào phù hợp với khẩu vị của mình và gia đình.
Tại sao kim chi ra nhiều nước?
Ở những món kim chi, điển hình như kim chi cải thảo, các bẹ lá sẽ được rắc muối. Sau khi ướp, cải thảo sẽ ra nước và thu bé lại, dẻo hơn. Các nguyên liệu khác cũng vậy, ướp qua với muối để ra bớt nước rồi để ráo hoặc vắt đi. Việc kim chi ra nhiều nước có thể do bạn chưa ngâm kỹ, chưa vắt kỹ. Thế nên nước từ rau củ còn quá nhiều.
Những thông tin chúng tôi đề cập phía trên chính là những cách làm kim chi không bị chua cũng như là một vài mẹo liên quan đến các vấn đề khác. Mong rằng sẽ giúp bạn làm được một món kim chi thật ngon miệng. Để biết thêm các mẹo và các thông tin về Hàn Quốc khác, bạn có thể tìm kiếm tại đất nước – con người Hàn Quốc.
Mẹo giúp bảo quản kim chi được lâu
Để kim chi không bị nhanh chua và có thể giữ được độ giòn, ngoài việc bảo quản trong tủ lạnh thì có những mẹo sau có thể giúp kim chi giữ được lâu hơn và hạn chế nguy cơ nhiễm nấm mốc:
+ Rửa và khử trùng bình đựng kim chi: Trước khi làm kim chi, bạn có thể thực hiện vệ sinh bình đựng kim chi bằng cách rửa với rước rửa chén, rửa sạch lại với nước sau đó khử trùng bằng việc ngâm bình vào nước sôi.
+ Để kim chi ngập trong nước ngâm: Khi cho kim chi vào bình đựng để lên men, chú ý nhấn chặt kim chi xuống để thoát hết các bọt khí cũng như làm cho kim chi ngập trong nước ngâm. Kim chi khi tiếp xúc với không khí dễ bị lên nấm mốc nên mỗi lần lấy kim chi ra ăn, bạn nên nhớ nén chặt phần còn lại xuống nhé. Ngoài ra, nếu mua hoặc muối kim với số lượng lớn, nên hạn chế mở nắp túi / bình đựng nhiều lần mà thay vào đó bạn sớt kim chi ra một hộp đựng nhỏ khác để ăn trong vài ngày.
+ Sử dụng dụng cụ vô trùng khi gắp kim chi: Trong quá trình lên men chắc hẳn bạn sẽ muốn nếm xem hương vị hoặc độ chua có được như mong muốn hay chưa. Chỉ cần nhớ sử dụng dụng vụ vô trùng hoặc hạn chế dùng dụng cụ ăn trực tiếp cho vào bình đựng kim chi, cũng như hạn chế mở nắp để giữ kim chi được lâu hơn.
Dấu hiệu nhận biết kim chi bị hư
Kim chi có thể ăn được trong vài tháng sau khi mở túi nếu được bảo quản kĩ trong hộp kín khí và để trong tủ lạnh. Các công thức làm kim chi khác nhau dẫn đến thời hạn sử dụng của từng loại có thể khác nhau một chút, nhưng các cách để nhận biết kim chi có bị hỏng hay không có thể dễ dàng quan sát như sau.
Về màu sắc: Kim chi thông thường có màu sắc tươi tắn do các loại rau củ và gia vị được sử dụng. Tuy nhiên, khi kim chi bị nhũn thì kim chi trông sẽ có màu nhợt nhạt đi do gia vị không còn bám tốt và nhìn không còn tươi nữa. Tương tự như vậy, nếu hủ kim chi tiết ra quá nhiều nước thì nghĩa là nó đã qua thời điểm ngon nhất để ăn. Tệ hơn, nếu bạn quan sát thấy có nấm mốc, đốm đen hoặc trắng lạ xuất hiện trong kim chi thì tốt nhất không nên tiếp tục ăn mẻ kim chi này nữa.
Về hương vị: Kim chi trải qua quá trình lên men thích hợp thường có mùi thơm đặc trưng từ hỗn hợp gia vị, mùi hơi chua, hơi nồng kích thích vị giác, và càng để lâu thì hương vị nồng và mùi lên men càng mạnh theo thời gian vì vậy nếu kim chi có mùi chua hoặc thậm chí là mùi như giấm thì đó hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu ngửi được mùi bất thường từ kim chi thì tốt nhất bạn không nên ăn nữa, đặc biệt là các loại kim chi muối cùng với thịt, hải sản sẽ dễ hư nếu bảo quản không đúng cách.
Làm gì nếu kim chi xuất hiện nấm, mốc?
Việc kim chi xuất hiện các đốm mốc trắng đôi khi là điều khó tránh khỏi, việc này xảy ra khi kim chi tiếp xúc trực tiếp với không khí trong quá trình lên men. Để hạn chế nấm mốc, khi lấy kim chi bạn nên ấn mạnh xuống để thoát hết không khí có trong kim chi, sau đó nén bên trên bằng một tấm nhựa hoặc màng bọc trước khi đậy nắp lại.
Một lý do khác khiến nấm mốc xuất hiện là bạn không dùng đủ muối hoặc đủ nước sốt / gia vị kim chi cho bắp cải. Trong quá trình lên men, nước kim chi tiết ra và bắp cải chìm trong nước đó. Nếu không có đủ gia vị thì kim chi sẽ tiết không đủ nước để làm ngập kim chi, phần kim chi bên trên dễ tiếp xúc với không khí và tạo ra nấm mốc. Một số người thích đổ thêm một ít nước vào hủ đựng trước khi lên men.
Người ta cho rằng nấm mốc trắng không có hại, vì vậy nếu nó chỉ có ở trên cùng, bạn có thể loại bỏ lớp kim chi trên mặt và sử dụng phần kim chi bên dưới như thường. Nhưng nếu không muốn mạo hiểm ăn trực tiếp, bạn có thể dùng phần kim chi còn lại để nấu các món hầm, súp hoặc cơm chiên. Trong trường hợp nếu kim chi xuất hiện mốc có màu khác (xanh lá cây hoặc đen), thì bạn không nên sử dụng nữa.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cách làm sữa chua uống mát lạnh “tít tắt” tại nhà
Bí quyết ưu tiên ăn sạch và sống xanh cho sức khỏe tốt hơn
CÔNG TY TNHH CHẾ BIẾN DỪA SÁP CẦU KÈ
- Địa chỉ: 253/5, Ấp 2, xã Thạnh Phú, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh
- Hotline: 0917 837 577 - 0916 539 439
- Mail:hotro@vicosap.vn
- Xem thêm các sản phẩm chế biến từ dừa sáp tại https://duasapvicosap.com/
Sưu tầm